1. Hiểu sơ về món bò bít tết
Trên thực tế, cách chế biến của món bò bít tết có 3 loại cơ bản, cụ thể:
– Được chế biến ở mức độ sống hoàn toàn (raw) hoặc chỉ được nướng sơ qua (blue rare và rare).
– Được chế biến chín ở mức độ khá (medium rare và medium). Thịt được chế biến còn mọng nước, khi ăn sẽ rất mềm.
– Một số người thích kiểu chế biến thịt đã được chín hoàn toàn.
Tuy nhiên, dù cách chế biến sơ hay khá thì khi ăn bạn cũng sẽ gặp trường hợp có thứ nước màu đỏ giống như máu chảy ra (chế biến chín sẽ không có hiện tượng này). Vậy chất lỏng này là gì? Có phải là máu không? Chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu nhé!
2. Nước màu đỏ chảy ra từ thịt bò bít tết có phải là máu?
Chất lỏng màu đỏ tiết ra từ miếng thịt bò bít tết giống với máu. Nhưng thực chất nó không phải là máu bò còn sống, mà chính là hỗn hợp nước và protein (myoglobin). Và tất nhiên, chúng hoàn toàn ăn được, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
Protein myoglobin có khả năng mang oxy đến với các tế bào cơ khắp cơ thể. Vì chúng có màu đỏ tự nhiên, hoàn toàn giống với màu của máu, do đó mọi người nghĩ rằng nó là máu.
Tuy nhiên, Protein myoglobin nhìn kỹ sẽ có màu thẫm hơn màu máu. Đây chính là nguyên nhân khiến món bít tết khi được làm chín không còn đỏ như máu, mặc dù chúng vẫn chứa Myoglobin.
3. Loại thịt nào chứa Myoglobin
Đa số các động vật có thịt đỏ đều chứa Myoglobin. Bởi các loài động vật này sử dụng nhiều cơ của chúng cho các hoạt động, vì vậy chúng chứa nhiều Myoglobin hơn.
Đối với những loại gia súc như gà, vịt chúng vừa có thịt trắng và thịt tối màu, trong đó thịt có màu đỏ sậm thường thấy ở chân và cánh (vì hai bộ phận này hoạt động thể chất nhiều).
Còn với các loại cá thì chủ yếu là thịt trắng. Tuy nhiên, cá ngừ hoặc một số loài cá khác thịt của chúng có màu đậm hơn.
Tóm lại, nước màu đỏ chảy ra từ thịt bò bít tết hoàn toàn không phải là máu. Chất này tốt cho cơ thể nên bạn có thể ăn bình thường mà không sợ ảnh hưởng tới sức khỏe nhé!
Xem thêm: Cách làm bò bít tết cực mềm
Nguồn tham khảo: giadinh.net.vn