Trang chủ Mẹo bếp núc Cách chọn măng tây tươi ngon

Cách chọn măng tây tươi ngon

128 lượt xem

1. Măng tây là gì?

1.1. Nguồn gốc và đặc điểm của măng tây

Có tên khoa học là Asparagus officinalis, măng tây thuộc giống cây trồng lâu năm có nguồn gốc từ Châu Á.

Măng tây có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất được ưa chuộng tại các nước Âu – Mỹ.

Có hình dạng như ngọn giáo nhỏ, thân cỏ, giòn ngọt, được trồng nhiều tại Mỹ, Mexico, Trung Quốc, măng tây thường chỉ lấy phần ngọn, và sử dụng như một loại rau.

1.2. Phân loại măng tây

Hiện nay măng tây có 3 loại khác nhau nhưng nhìn chung chúng có hàm lượng dinh dưỡng tương đồng nhau, được phân biệt dựa vào màu sắc của chúng.

  • Măng tây xanh: Cây màu xanh, thân thảo, dạng bụi, có giá trị kinh tế cao. Măng tây xanh có vị mặn và đắng hơn so với hai loại còn lại.
  • Măng tây trắng: Tương tự như măng tây xanh, nhưng chúng được trồng trong bóng tối, không thể sản sinh ra chất diệp lục. Do không trồng được với số lượng lớn nên chúng có giá thành cao nhất.
  • Măng tây tím: Anthocyanins – hợp chất Oxy hóa tạo nên màu sắc đặc biệt của cây. Măng tây tím ít chất xơ, mềm và ngọt hơn so với măng tây xanh và trắng. Đặc biệt khi nấu chúng cho hương vị tương tự như các loại trái cây.

ban-co-hieu-ro-mang-tay-trong-nau-an-hay-chua-2_800x400

1.3. Giá trị dinh dưỡng của măng tây

Giá trị dinh dưỡng trong một 100g măng tây

Calo (kcal) 20
Lipid 0.1g
Cholesterol 0mg
Natri 2mg
Kali 202mg
Cacbohydrat 3.9g
Chất xơ 2.1g
Protein 2.2g
Vitamin C 5.6mg
Sắt 2.1mg
Vitamin B6 0.1mg
Magnesi 14 mg
Calci 24 mg

Chọn mua

Như đã nói ở trên măng tây có nhiều loại khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là măng tây xanh.

Khi chọn mua bạn nên chú ý những điểm sau.

+ Thời gian: Nên chọn mua măng vào buổi sáng, đây là thời điểm thích hợp để bạn lựa chọn cho mình những ngọn măng giòn, ngon.

+ Màu sắc: Chọn mua đọt măng có màu đậm, đối với măng tây xanh bạn nên chọn màu xanh thẫm.

+ Thân: Chọn búp măng nhỏ, thon dài, mềm nhưng không bị nhũn.

ban-co-hieu-ro-mang-tay-trong-nau-an-hay-chua-3_800x400

2. Tác dụng của măng tây đối với sức khoẻ

2.1. Hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi

Trong măng tây có chứa hàm lượng folate (vitamin M) cao – chất cần thiết trong sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, măng tây giúp giảm thiểu nguy cơ dị tật bẩm sinh và sinh nhẹ cân của trẻ.

Đồng thời, nhờ công dụng lợi tiểu, nó cũng giúp phụ nữ mang thai giảm các chứng phù nề hoặc giữ nước trong mô cơ thể.

2.2. Giảm các triệu chứng kinh nguyệt

Trước và trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường có các triệu chứng như đầy hơi, mệt mỏi, trầm cảm, đau bụng hành kinh,… Tin vui cho các chị em, đó là chiết xuất từ măng tây có thể làm giảm các triệu chứng này thông qua việc kiểm soát lượng máu bị mất và duy trì sự cân bằng nội tiết tố.

2.3. Cải thiện sức khỏe sinh sản

Theo liệu pháp Ayurvedic, rễ măng tây có khả năng kích thích tình dục ở cả nam và nữ, do đó thường được sử dụng để điều chỉnh hormone và chữa trị bệnh rối loạn tình dục.

Ở nữ giới, măng tây có công dụng điều trị hội chứng mãn kinh và thiếu máu. Ngoài ra, măng tây cũng tác động tích cực lên tuyến vú, giúp cải thiện số lượng và chất lượng của phụ nữ đang cho con bú.

Ở nam giới, ngoài việc giúp tăng ham muốn tình dục, măng tây còn giúp giảm bớt triệu chứng lo âu, suy nhược cả về thể chất lẫn tinh thần. Không những vậy, số lượng và sức khoẻ tinh trùng cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

ban-co-hieu-ro-mang-tay-trong-nau-an-hay-chua-202112221329128103

2.4. Hỗ trợ hệ tiêu hoá

Măng tây chứa nhiều chất Inulin hay còn gọi là Prebiotic. Đây là một loại carbohydrate phức tạp, không được tiêu hóa cho đến khi đến ruột già và được nuôi dưỡng bởi một lợi khuẩn lactobacillus. Chính vì vậy, Inulin hỗ trợ cơ thể trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng.

Thêm vào đó, măng tây còn là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào có đặc tính nhuận tràng. Điều này hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru, tránh đầy hơi/táo bón và giảm cholesterol trong cơ thể.

2.5. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Măng tây còn chứa một loại flavonoid có đặc tính chống viêm, có tên là Rutin. Chất này được dùng nhiều trong điều trị bệnh trĩ và ngăn ngừa đông máu.

Bên cạnh đó, rutin còn có công dụng đặc biệt là tăng cường tính thấm của mao mạch, giảm độ nhớt của máu, giảm huyết áp cao và giảm cholesterol. Từ đó, Rutin hỗ trợ duy trì sức khỏe tim mạch.

2.6. Hỗ trợ sức khỏe hệ thần kinh

Chất phytoestrogen có măng tây làm giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh. Đây là tình trạng di truyền hoặc ảnh hưởng định kỳ đến tế bào thần kinh, mà cơ thể không thể thay thế các tế bào bị tổn thương đó, điển hình như bệnh Alzheimer, Huntington và Parkinson.

ban-co-hieu-ro-mang-tay-trong-nau-an-hay-chua-202112221329417457

2.7. Kiểm soát bệnh tiểu đường

Nhờ lợi ích mà khoáng chất Crom mang lại, măng tây giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, qua đó cải thiện điều tiết insulin và ngăn chặn bệnh tiểu đường, bao gồm cả bệnh tiểu đường tuýp 2.

2.8. Bảo vệ thị lực

Do chứa lượng vitamin A dồi dào, măng tây giúp thị lực trở nên khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, măng tây có chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ võng mạc trước các tổn thương gây ra do các gốc oxy tự do.

Điển hình như, glutathione có trong măng tây giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh quáng gà hay đục thuỷ tinh thể.

2.9. Duy trì mức homocysteine

Măng tây cũng được xem là nguồn cung cấp vitamin B giúp duy trì mức homocysteine vừa phải trong máu. Đồng thời, vitamin B6, B12 và folate giúp chuyển hóa từ homocysteine thành cysteine rồi đến axit amin methionine trong chu kỳ methyl hóa bình thường.

Nói cách khác, vitamin B cực kỳ quan trọng trong việc duy trì lượng đường trong máu thông qua việc cân bằng sự chuyển hoá giữa đường và tinh bột. Vì thế, nếu cơ thể thiếu hụt vitamin B, bạn sẽ có nguy cơ đối mặt với các căn bệnh nguy hiểm như: Tổn thương mạch máu, động máu tĩnh mạch, xơ vữa động mạch và các triệu chứng liên quan đến rối loạn nhịp tim.

2.10. Điều trị bệnh hangovers

Hangovers là một hiệu ứng sinh lý xuất hiện khi cơ thể hấp thụ quá nhiều đồ uống có cồn. Các triệu chứng điển hình là tình trạng lo lắng, mệt mỏi hoặc rối loạn dạ dày (buồn nôn, mất nước,…).

Phần lá và chồi của măng tây chứa 1 lượng axit amin và khoáng chất tương đối lớn, giúp giảm thiểu hiệu ứng hangovers, đồng thời bảo vệ gan khỏi tác hại của thức uống có cồn.

ban-co-hieu-ro-mang-tay-trong-nau-an-hay-chua-202112221330133192

2.11. Ngăn ngừa bệnh ung thư

Theo nghiên cứu đã được công bố trên tờ Cancer Letters, người ta tìm thấy chất saponin trong chồi măng tây. Chất này có khả năng gây chết tế bào, từ đó ngăn ngừa khối u phát triển. Ngoài ra, măng tây cũng nạp thêm cho cơ thể một lượng glutathione – hợp chất chống oxy hóa và giải độc.

Ngoài những công dụng nổi bật kể trên, măng tây còn có thể hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh khác như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh thấp khớp, bệnh lao và giảm nguy cơ trầm cảm.

3. Cách sơ chế măng tây

Măng tây được sử dụng như các loại rau trong món ăn.

Trước khi chế biến bạn nên rửa sạch với nước muối pha loãng, cắt khúc dài ngắn tùy theo món. Nếu măng tây hơi già, bạn nên cắt và tước sơ bớt phần gốc.

Trụng sơ với nước sôi và thả vào nước đá lạnh trước khi nấu sẽ giúp măng tây giữ được màu đẹp mắt.

Măng tây rất mau chín, do vậy khi chế biến bạn nên thêm măng tây vào sau cùng, nấu với lửa lớn, nhanh tay, tránh làm mất độ giòn ngọt của măng.

Măng tây dễ phản ứng với sắt làm các vật dụng sắt đổi màu, đồng thời sinh ra chất độc hại gây ngộ độc thực phẩm. Do đó không sử dụng chảo, nồi bằng sắt chế biến măng tây.

ban-co-hieu-ro-mang-tay-trong-nau-an-hay-chua-4_800x400

4. Lưu ý khi ăn măng tây và cách bảo quản măng tây

– Không nên ăn quá nhiều măng tây vì có thể gây mất nước, chỉ nên ăn khoảng 2 3 bữa/ tuần.

– Những người bị bệnh phù nề, cao huyết áp, bệnh gút,…không nên ăn măng tây, đặc biệt là những ai bị dị ứng với măng tây.

– Măng tây muốn bảo quản trong thời gian dài bạn cần lưu ý không để phần ngọn măng dính nước. Tùy vào cách bảo quản mà bạn có thể giữ được măng tây thời gian bao lâu.

3 – 4 ngày : Dùng khăn giấy, cuộn măng tây, để trong ngăn mát tủ lạnh.

1 tuần: Măng tây mua về dựng đứng trong thau nước lạnh 2 – 3 phút, sau đó dùng khăn ẩm gói tất cả lại, bảo quản trong tủ lạnh.

2 – 3 tuần: Cắt bỏ 1 phần gốc, dựng đứng măng tây trong ly nước, dùng bọc bao lấy phần ngọn, đặt trong ngăn mát tủ lạnh.

Măng tây già: Dựng vào ly nước để chúng ở nhiệt độ phòng, măng tây sẽ tiếp tục phát triển, sau 1 tuần bạn cắt ngang phần ngọn non để sử dụng.

ban-co-hieu-ro-mang-tay-trong-nau-an-hay-chua-5_800x400

5. Các món ăn chế biến từ măng tây

5.1. Măng tây xào tôm

Nếu bạn đã hơi chán ngán với món tôm hấp dù ngon nhưng không quá mới lạ thì hãy học cách chế biến món măng tây xào tôm ngon ngọt đậm đà hấp dẫn tại nhà nhé! Món này không chỉ ngon mà còn rất giàu dinh dưỡng.

5.2. Súp măng tây cua

Cách chế biến súp măng tây cua cầu kỳ nhưng lại rất thơm ngon và bổ dưỡng. Vị cua ngọt thơm kết hợp với măng tây giòn giòn rất đặc biệt.

ban-co-hieu-ro-mang-tay-trong-nau-an-hay-chua-202112221331243043

5.3. Gà cuộn măng tây

Hãy vào bếp và xem ngay cách chế biến món gà cuộn măng tây siêu hấp dẫn này nhé! Gà cuộn măng tây hứa hẹn sẽ là món ăn lạ miệng nhưng vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng tới bạn và gia đình

5.4. Thịt ba chỉ cuộn măng tây

Cách chế biến thịt ba chỉ cuộn măng tây vừa dễ làm lại vừa cực kỳ ngon miệng, nguyên liệu cũng rất dễ kiếm. Cùng thử ngay nhé!

5.5. Măng tây xào tỏi

Thử ngay cách chế biến món măng tây xào tỏi nhé! Măng tây giòn giòn xào với tỏi thơm lừng chắc chắn bạn sẽ thích mê.

ban-co-hieu-ro-mang-tay-trong-nau-an-hay-chua-202112221330465616

5.6. Mì Ý măng tây

Ai đam mê món mì Ý thì không thể bỏ qua cách chế biến món mì Ý măng tây này. Nguyên liệu dễ kiếm, thành phẩm lại ngọt thơm, vừa miệng.

5.7. Măng tây xào thịt bò

Nhắc đến món ngon với măng tây thì làm sao bỏ qua được cách chế biến món măng tây xào thịt bò rồi đúng không. Măng giòn sần sật, thịt bò tẩm ướp đậm đà, ăn một lần là mê luôn.

ban-co-hieu-ro-mang-tay-trong-nau-an-hay-chua-202112221331040358

6. Các câu hỏi thường gặp về măng tây

ban-co-hieu-ro-mang-tay-trong-nau-an-hay-chua-202112221331432437

6.1. Giá măng tây bao nhiêu? Mua măng tây ở đâu?

Bạn có thể mua măng tây ở các cửa hàng bán rau củ, chợ hoặc các siêu thị lớn.

Măng tây hiện nay có giá khoảng:

  • Loại 1: 130.000 150.000 đồng/kg
  • Loại 2: 90.000 120.000 đồng/1kg

6.2. Cây măng tây có phải là cây liễu hay không?

Khi măng tây được gieo trồng từ hạt giống F1, những hạt giống đời sau F2, F3, F4,…, Fn sẽ xảy ra hiện tượng thoái hóa làm cho cành lá của cây măng tây trở nên mảnh khảnh, teo nhỏ.

Lúc này cây liễu đã dần thoái hóa và không còn giữ được những cây măng tây múp múp, căng mọng nên không có giá trị thương phẩm, rất ít khi được dùng để ăn, mà hầu như chỉ dùng măng tây bó hoa

6.3. Bà bầu ăn măng tây tốt không?

Măng tây là thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho mẹ bầu. Vì thế mẹ hãy yên tâm bổ sung măng tây vào chế độ ăn của mình nhé!

7. Thu Hà: Đại siêu thị bán măng tây giá tốt nhất

ban-co-hieu-ro-mang-tay-trong-nau-an-hay-chua-202205311406342314

Măng tây tại Thu Hà được nuôi trồng tại Lâm Đồng và đóng gói theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, bảo đảm các tiêu chuẩn xanh – sạch, chất lượng và an toàn với người dùng. Măng tây được bảo quản ở nhiệt độ và môi trường thích hợp nên luôn giữ được độ tươi ngon, giòn, ngọt.

Tham khảo: Măng tây 200gr tươi ngon tại Thu Hà

Là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, bạn có thể bảo quản và tiếp tục trồng măng tây tại nhà mà không lo bị hỏng. Vì vậy đừng lo lắng khi bắt đầu sử dụng thêm loại thực phẩm này vào khẩu phần ăn của gia đình mình nhé.