1. Nấm rơm
Pha nước ấm với chút muối, dùng dao bào bỏ lớp bám bụi ở phần gốc, ngâm nấm rơm trong nước 3 phút và rửa lại với nước sạch.
Khi chế biến, hạn chế đun với lửa quá lớn sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong nấm.
2. Nấm bào ngư
Tương tự nấm rơm, bạn ngâm nấm bào ngư với nước muối trước khi cắt nhỏ. Bạn chỉ nên cắt chúng thành 4 phần dọc theo thân nấm.
Chế biến nấm bào ngư, bạn tránh đảo quá nhiều làm mất độ giòn ngọt của nấm.
3. Nấm đông cô tươi
Khi cắt bỏ phần gốc nấm bạn dùng mũi dao gõ nhẹ lên núm nấm, lắc mạnh tay giúp loại bỏ toàn bộ hạt cát. Chỉ rửa nấm với nước lạnh, không ngâm lâu trong nước.
Khi chế biến, để đảm bảo nấm còn giữ được độ giòn ngon, bạn nên cho nấm vào khi mọi nguyên liệu đều gần chín.
4. Nấm kim châm
Nấm kim châm bạn nên cắt bỏ toàn bộ phần gốc, rửa nhanh với nước lạnh, thân nấm mềm do đó bạn nên nhẹ tay khi tách và rửa nấm.
Cho nấm kim châm vào sau cùng khi chế biến chín các nguyên liệu khác, sau một lần đảo bạn có thể tắt bếp giúp nấm không mềm nhũn, đảm bảo dinh dưỡng.
5. Nấm mèo (mộc nhĩ) và nấm đông cô khô
Để sơ chế nấm, bạn nên chuẩn bị một thau nước ấm 50 oC 70oC. Ngâm nấm trong nước ấm 15 phút.
Sau khi nấm đã nở, bạn nhẹ nhàng rửa từng chiếc nấm một để loại sạch bụi bẩn, rửa lại với nước sạch sau đó mới cắt nhỏ và chế biến.
Nấm khô sẽ cần thời gian chín lâu hơn, đồng thời chế biến ở lửa vừa sẽ giúp nấm lấy lại được độ giòn ngọt tương tự nấm tươi.
Xem thêm: Một số lưu ý cần nhớ khi chế biến nấm rơm
Thu Hà mong rằng với những lưu ý trên bạn có thể sơ chế và chú ý khi chế biến nấm, giúp chúng giữ được độ ngọt giòn cũng như đảm bảo dinh dưỡng từ nấm trong món ăn của gia đình bạn.