Trang chủ Công thức nấu ăn Các loại gạo nếp làm bánh chưng, bánh tét cực ngon

Các loại gạo nếp làm bánh chưng, bánh tét cực ngon

124 lượt xem

Bánh chưng, bánh tét là món ăn truyền thống trong mâm cỗ của người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về. Nhưng để ra được một chiếc bánh vừa dẻo, vừa thơm, vừa xanh thì không phải ai cũng làm được. Chiếc bánh chưng, bánh tét ngon, ngoài sự tỉ mỉ, kỳ công trong cách gói, cách luộc, cách chọn lá… thì khâu chọn gạo nếp cũng rất quan trọng vì gạo nếp ngon sẽ giúp bánh được dẻo, xanh, thơm ngon hơn.

1. Các loại gạo nếp ngon dùng gói bánh

Gạo nếp ngon là nguyên liệu quan trọng nhất để làm nên món bánh chưng, bánh tét ngon.Trên thị trường hiện này có rất nhiều loại nếp khác nhau như nế cái hoa vàng, nếp lá xanh, nếp sáp, nếp hương… nhưng điểm giống nhau khi chọn nếp là bạn nên chọn những loại nếp có hạt to tròn và đều, mẩy, có mùi thơm, ngon nhất la loại nếp cái hoa vàng, vừa thơm, vừa dẻo.

Với ưu điểm hạt nếp đều, dẻo, thơm và ngọt tự nhiên, bạn sẽ không thể bỏ qua các sản phẩm được bán tại các cửa hàng như:

Nếp lá xanh Việt San túi 1kg, giá bán: 26.000đ

cac-loai-gao-nep-lam-banh-chung-banh-tet-cuc-ngon-202001090812507198

Nếp là xanh Việt San là giống nếp có hạt mẩy, dài, trắng đục và đều màu. Khi nấu bánh sẽ cho ra hạt nếp dẻo, vị ngọt nhẹ và thơm tự nhiên.

Gạo nếp lá xanh rất thích hợp để làm các loại xôi, bánh truyền thống hoặc nấu chè.

Ngoài ra, bạn có thể chọn loại Nếp Bắc Việt San với độ nở vừa, hạt nếp dẻo, thơm và ngọt để nấu bánh chưng, bánh tét.

Nếp Bắc Việt San túi 1kg, giá bán 36.000đ

cac-loai-gao-nep-lam-banh-chung-banh-tet-cuc-ngon-202001090812579209

Gạo nếp Bắc là một đặc sản của vùng Bắc Bộ, với đặc tính nếp tròn, ngắn, trắng đều và có hương thơm nhẹ. Khi nấu, cơm nếp mềm dẻo, có vị ngọt nhẹ và thơm lừng đặc trưng.

Đặc trưng của bánh chưng là vị mặn của gạo nếp, vị thơm của đỗ, vị thơm béo ngậy của thịt… vì vậy cần chú ý cho lượng muối vừa đủ với số lượng gạo và đồng đều với đỗ, thịt. Nếu bạn muốn gạo nếp được xanh và thơm hơn bạn có thể dùng lá nếp xay nhỏ lấy nước cốt màu xanh để ngâm gạo nếp. Gạo nếp được ngâm nước lá nếp sẽ thơm và xanh mịn khi gói bánh.

2. Cách sơ chế gạo nếp để gói bánh

Khi sơ chế nguyên liệu, phần gạo nếp bạn chỉ cần ngâm bằng nước lạnh, không nên ngâm quá lâu gạo sẽ bị chua, bánh sẽ không để được lâu.

+ Gạo nếp trồng trên đất khô (nếp nương): 10 12 tiếng.

+ Gạo nếp đồng bằng (nếp lúa nước): 4 6 tiếng.

Gạo nếp mua về phải vo thật sạch cho đến khi thấy nước thật trong, bởi như vậy bụi cám bám quanh hạt nếp sẽ trôi đi, bánh sẽ lên màu xanh non chuẩn đẹp.

3. Những lưu ý khi chọn gạo nếp nấu bánh chưng, bánh tét

cac-loai-gao-nep-lam-banh-chung-banh-tet-cuc-ngon-202001090813574546

Gạo nếp là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người mắc các bệnh về dạ dày,, rối loạn tiền đình.

Gạo nếp tốt cho phụ nữ sau sinh và người bị suy nhược cơ thể nhờ chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Với những lợi ích mà gạo nếp mang lại, bạn hãy bỏ túi cho mình những cách chọn gạo nếp ngon để đảm bảo sức khỏe cho gia đình, cụ thể:

Chọn gạo có mùi thơm tự nhiên, không chọn những loại gạo nếp có mùi thơm lạ, thơm nồng để tránh tình trạng mua phải nếp có ướp nguyên liệu tạo mùi.

Không nên chọn gạo bạc bụng hoặc quá trắng bởi loại gạo này được xay xát quá kỹ hoặc được đánh bóng nhiều lần làm mất đi dưỡng chất bao bọc bên ngoài hạt gạo.

Chọn được gạo ngon kết hợp với các nguyên liệu cần thiết như lá gói, nhân bánh, dây buộc là bạn có thể nấu được nồi bánh ngon chuẩn bị rồi đấy.