Rau củ được nhiều người dùng ưa chuộng bởi sự bổ dưỡng của chúng cùng cách chế biến đơn giản. Nhưng nếu chế biến không kỹ thì rau củ vẫn có thể nhiễm ký sinh trùng. Cùng Thu Hà tìm hiểu 8 loại rau củ quen thuộc gây nhiễm ký sinh trùng nếu không chế biến kỹ nha!
1. Củ niễng
Niễng khá phổ biến ở các quốc gia Châu Á, thường mọc ở các vùng đầm lầy, ao hồ nước ngọt và có nhiều tên gọi khác nhau như củ niễng, giao bạch, lúa bắp hay lúa miêu.
Ngoài công dụng làm thuốc, củ niễng còn là món ăn ưa thích của nhiều người. Cách chế biến chúng cũng khá phong phú, có thể luộc, xào, nấu canh hoặc ăn sống hay thậm chí là làm nộm.
Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm – ĐH Bách khoa Hà Nội), do loại cây này sinh sống trong bùn lầy nên tiềm ẩn khá nhiều ký sinh trùng. Vậy nên, bạn không ăn sống chúng mà hãy rửa thật sạch, nấu chín kỹ trước khi ăn và tuyệt đối không để trẻ em hay người cao tuổi ăn chúng.
2. Ngó sen và củ sen
Ngó sen và củ sen là một trong những loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, đường glucose, canxi, photpho, sắt, vitamin C,… đồng thời chúng còn được sử dụng như một vị thuốc trong Đông y.
Dù vậy, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo rằng do sinh trưởng trong bùn nên ngó và củ sen tiềm ẩn nhiều nguy cơ mang lại bệnh tật cho con người. Ngoài những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá, ngó sen còn là nơi trú ẩn của ấu trùng sán lá ruột.
Vì vậy, bạn chỉ nên ăn ngó sen và củ sen được trồng thay vì mọc hoang, đặc biệt là những nơi nguồn nước ô nhiễm. Khi chế biến, bạn phải rửa thật kỹ và nấu chín hoàn toàn rồi mới ăn để tránh bị nhiễm bệnh nha.
3. Hạt dẻ nước
Mặc dù được gọi là hạt dẻ nhưng hạt dẻ nước là loại rau củ thủy sinh mọc trong đầm lầy, ao, ruộng lúa và hồ cạn. Chúng phổ biến ở Đông Nam Á, phía nam Trung Quốc, Đài Loan, Úc, Châu Phi và nhiều hòn đảo ở đại dương Ấn Độ và Thái Bình Dương.
Phần củ của hạt dẻ nước sẽ được thu hoạch để làm thực phẩm khi đã chuyển sang màu nâu sẵm. Phần thịt bên trong củ có màu trắng, giòn, ngọt thanh, có thể ăn sống sống hoặc nấu chín trong các món canh, hầm, xào với thịt.
Tuy nhiên, PGS.TS Thịnh cho biết việc sinh trưởng trong môi trường nước mang lại nhiều nguy cơ gây nhiễm ký sinh trùng ở loại củ này. Vậy nên bạn không nên ăn sống và phải chế biến thật kỹ trước khi ăn để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và gia đình nhé.
4. Rau cải xoong
Cải xoong (hay còn gọi xà lách xoong) là một loại thực vật bán thủy sinh. Loại rau này khá phổ biến ở nước ta do chúng gần như có quanh năm, dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, lại rất nhanh lớn.
Tuy rất giàu chất dinh dưỡng nhưng loại rau này cũng dễ gây bệnh cho con người nếu chế biến không cẩn thận. Không chỉ mang theo bùn đất và vi khuẩn khó rửa sạch, cải xoong còn chứa các loại giun như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim…
5. Rau cần
Rau cần là một loại rau quen thuộc trong các món ăn Việt Nam như rau cần xào thịt bò, rau cần nhúng lẩu. Tuy nhiên, loại rau này thường mọc trong ruộng nước nên rất dễ bị ký sinh trùng làm tổ, đẻ trứng.
Vì thế, khi sơ chế rau cần, bạn cần rửa thật sạch với nước và muối. Chế biến rau chín mới dùng.
6. Củ ấu
Củ ấu bùi bùi, là nguyên liệu quen thuộc trong các món canh, hầm, luộc. Củ ấu thường sinh trưởng dưới sông, nước, ruộng nên cũng rất dễ bị nhiễm vi khuẩn. Vì thế, bạn hãy trụng củ ấu qua nước sôi khoảng 15 giây để loại bỏ axit oxalic trước khi chế biến.
7. Xà lách
Xà lách thường được ăn sống nhưng lại được trồng sát mặt đất nên dễ nhiễm nhiều ký sinh trùng. Trước khi ăn, bạn hãy ngâm xà lách với nước muối loãng, rửa thật sạch với nước nhiều lần.
8. Súp lơ
Súp lơ cũng là một loại rau củ rất dễ nhiễm ký sinh trùng. Vì các cánh bông của súp lơ xếp sát nhau, kín mít nên phần lỗi bên trong rất dễ có sâu, vi khuẩn.
Khi sơ chế, bạn hãy cắt súp lơ thành từng bông nhỏ. Ngâm vào nước muối pha loãng. Sau đó, giũ nhẹ cho các chất bẩn bên trong rơi ra, rửa sạch lại với nước.
Trên đây là thông tin về 8 loại rau củ quen thuộc gây nhiễm ký sinh trùng nếu không chế biến kỹ mà Thu Hà đã tổng hợp được. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn. Chúc bạn nhiều sức khoẻ!