Vào những ngày mưa, lẩu gà cay cay, chua chua sẽ giúp bạn giữ ấm cho cơ thể, đồng thời mang lại bữa cơm ấm cúng cho cả nhà. Cùng vào bếp với Thu Hà để trổ tài làm món lẩu gà thơm ngon nhé!
1. Cách làm lẩu gà chua cay
1.1. Nguyên liệu làm lẩu gà chua cay
- 1 con gà ta khoảng 1,2 kg
- Cải thảo, rau muống hạt, bắp chuối sữa, củ cải: Mỗi thứ 200 gram
- Hành lá, húng quế
- 2 muỗng hành tím băm
- 2 cây sả
- 30 trái ớt xiêm xanh
- 20 trái ớt đỏ
- Chanh: Vừa đủ dùng
- 12 muỗng canh bột chanh
- 1 muỗng canh bột ngọt
- 1 muỗng canh hạt nêm
- 12 muỗng chanh đường
- 12 muỗng canh muối hột
- 2 muỗng canh dầu ăn
- Bún vừa đủ ăn
1.2. Cách nấu lẩu gà chua cay
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Rau muống cắt khúc vừa ăn. Cải thảo bỏ phần lá, cắt khúc phần cọng. Bắp chuối sữa bào mỏng, ngâm nước chanh. Húng quế nhặt lấy lá. Sả đập dập cắt khúc. Chuẩn bị 1,5 lít nước dùng, dùng nước luộc củ cải để nước dùng được trong và ngọt.
Còn gà thì bạn làm sạch, trụng qua nước sôi khoảng 5 phút để da gà bóng đẹp và khử mùi hôi. Lưu ý nên trụng lúc nước thật sôi. Sau đó bạn chặt gà thành miếng vừa ăn, xếp vào đĩa.
Bước 2: Nấu nước lẩu
ho dầu ăn vào chảo, phi thơm ớt, sả, hành tím. Sau đó cho gia vị đã phi thơm vào nước dùng đã chuẩn bị. Rồi nêm gia vị vào nước dùng, gồm có 12 muỗng canh bột chanh, 1 muỗng canh bột ngọt, 1 muỗng canh hạt nêm, 12 muỗng chanh đường, 12 muỗng canh muối hột. Nấu sôi nước dùng tầm 5 phút, cho ra nồi lẩu, cho lá húng quế vào.
Bước 3: Thành phẩm
Xếp bún ra chén, nhúng rau ăn kèm và gà vào nồi lẩu đang sôi với mùi húng quế, ớt và sả thơm ngào ngạt, chan một ít nước dùng trong veo vào chén bún, cùng thưởng thức vị dai giòn của thịt gà, vị ngọt thơm của rau ăn kèm và nước dùng lẩu đậm đà.
Chắc hẳn món lẩu gà chua cay sẽ trở thành hương vị khó quên đối với mỗi thành viên trong gia đình bạn.
2. Cách nấu lẩu gà ớt hiểm
Chuẩn bị 15 phút Chế biến 60 phút Dành cho 3 – 4 người
Món ăn này món khoái khẩu của nhiều người thích ăn cay, bởi cách làm lẩu gà ớt hiểm sử dụng nhiều ớt để nấu, làm hương vị cay nồng, rất thích hợp ăn vào những ngày trời trở lạnh.
Công thức nấu lẩu của món ăn này cần có ớt hiểm, gà ta, hành tây, tỏi, kỷ tử,…và các gia vị để nêm nếm cho nước dùng. Thịt gà sau khi sơ chế sẽ được đem đi ướp cho thấm gia vị từ 15-20 phút thì đem chiên sơ. Sau đó cho gà vào nồi nước dùng cùng với ớt, sả, kỷ tử và các nguyên liệu khác, nêm nếm vừa ăn là hoàn thành.
3. Cách nấu lẩu gà lá giang
Chuẩn bị 20 phút Chế biến 60 phút Dành cho 3 – 4 người
Lẩu gà lá giang là món ăn nổi tiếng mà bạn dễ dàng bắt gặp nhiều hàng quán chuyên bán món lẩu này. Bạn cũng có thể thực hiện món ăn này tại nhà chỉ với các nguyên liệu nấu lẩu như: Lá giang, thịt gà, sả, ớt, hành tây, ngò rí,…
Sau khi sơ chế thịt gà, bạn cho vào chảo để xào sơ cho thịt săn lại. Sau đó đổ nước vào nấu thịt gà 20 phút cho thịt chín mềm, rồi bạn vò nát lá giang cho dập sau đó cho vào nồi nấu cùng và nêm nếm gia vị vừa ăn.
Cách làm lẩu gà lá giang không quá phức tạp, mà hương vị không thua kém gì ngoài hàng quán. Nước dùng chua chua ngọt ngọt, thịt gà chín mềm, thấm gia vị nên ăn miếng nào là ngon miếng đấy, rất hấp dẫn. Khi ăn kèm với các loại rau càng khiến món ăn thêm ngon.
4. Cách làm lẩu gà nấu nấm
Chuẩn bị 45 phút Chế biến 80 phút Dành cho 5 người
Nếu gia đình bạn có người không thể ăn cay thì lựa chọn lẩu gà nấm là hợp lý cho những ngày trời se lạnh. Nồi nước lẩu thì ấm nóng, khói bốc lên tỏa ra hương thơm ngào ngạt. Bên trong nổi lẩu nào là rau, nấm, thịt gà nhìn vô cùng hấp dẫn.
Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh từ xương và rau củ quả, còn thịt gà thì mềm mềm và thấm gia vị nên rất cuốn hút, khiến bạn ăn hoài không thể ngừng đũa được.
Cách làm lẩu gà nấm cũng không quá cầu kỳ, chỉ với các bước sơ chế nguyên liệu sao cho sạch sẽ thì cho vào nồi nước dùng. Đặc biệt dùng xương gà và xương ống sẽ làm cho nước dùng ngọt tự nhiên mà không cần nêm nếm đường.
5. Cách làm lẩu gà thập cẩm
Chuẩn bị 30 phút Chế biến 30 phút Dành cho 5 người
Lẩu gà thập cẩm là món ăn có nhiều cách nấu khác nhau tùy theo khẩu vị của từng người. Nhưng để ngon nhất là nước dùng phải được ninh từ xương gà, có độ ngọt thanh từ xương và rau củ.
Cách làm lẩu gà thập cẩm rất đơn giản, bạn chỉ cần sơ chế tất cả nguyên liệu. Cho gà ướp với chút đường, hạt nêm và rượu trắng rồi đem đi xào đến khi thịt săn lại thì cho khoảng 1,5 lít nước vào nấu nước lẩu. Sau đó cho các nguyên liệu vào và nêm nếm gia vị vừa ăn là hoàn thành.
6. Cách nấu lẩu gà lá é
Chuẩn bị 20 phút Chế biến 30 phút Dành cho 2 – 3 người
Lẩu gà lá é là một món ăn có xuất xứ từ vùng đất nắng gió miền Trung, phổ biến hơn cả là ở Đà Lạt. Còn gì thích bằng được thưởng thức một nồi lẩu gà lá é nóng hổi trong tiết trời se lạnh.
Thịt gà được nấu vừa chín tới nên có độ sần sật dai ngon, hòa quyện với hương thơm nồng nàn, đặc trưng của lá é và ớt xanh mang đến hương vị khó quên.
Nguyên liệu chính không thể thiếu của món ăn này đó chính là lá é. Lá é sẽ được giã nhuyễn với các loại gia vị khác và tẩm ướp vào thịt gà. Sau đó cho gà lên bếp xào rồi cho nước vào nấu và nêm nếm vừa ăn là hoàn thành.
7. Cách nấu gà hầm sả
Chuẩn bị 20 phút Chế biến 45 phút Dành cho 4 người
Món lẩu gà hầm sả có miếng thịt gà mềm, dai cùng mùi sả thơm thơm kết hợp với nhiều loại rau xanh ngon mát sẽ cực kì hấp dẫn đấy. Món gà hầm sả này bạn có thể ăn cùng bún theo dạng lẩu, hương vị vô cùng tuyệt vời đó.
Ở TPHCM, món này thường dùng gà nòi, thịt sẽ chắc, dai và ăn ngon hơn đấy.
8. Cách nấu lẩu gà thuốc bắc
Chuẩn bị 30 phút Chế biến 60 phút Dành cho 4 người
Lẩu gà thuốc bắc là một món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe, giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Nước dùng lẩu được nấu từ xương gà nên có vị ngọt, kết hợp với các vị thuốc bắc nên có mùi thơm rất đặc trưng, thịt gà thì dai ngon, mềm rất ngon.
Cách làm lẩu gà thuốc bắc không thể thiếu những loại thuốc bắc trong món lẩu này phải kể đến: Nhân sâm, táo tàu, ý dĩ, kỷ tử, hạt sen, cùng các nguyên liệu khác. Trải qua 2 bước là sơ chế nguyên liệu, nấu nước lẩu là đã có thể thưởng thức một nồi lẩu gà thuốc bắc đầy dinh dưỡng.
9. Bí quyết nấu nước lẩu gà ngon
Để nấu nước lẩu ngon, bạn nên không nên chặt gà thành miếng quá nhỏ vì khi nấu có thể bị vụn làm thịt gà mất ngon. Đồng thời, tùy theo đối tượng mà nêm nếm vừa khẩu vị với độ cay vừa phải cho cả gia đình cùng thưởng thức.
Bạn có thể tiến hành xào gà trước khi cho vào nồi nấu để quá trình nấu lẩu được nhanh, thịt gà cũng săn và ngọt hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn mua thịt gà ta để thịt dai, thơm và ngọt nước hơn các loại gà khác khi nấu.
10. Lẩu gà nên ăn với rau gì?
Bên cạnh các loại gia vị nấu lẩu thì rau ăn kèm là thứ không thể thiếu khi ăn lẩu, giúp chống ngán và lại còn tăng thêm hương vị.
Rau ăn lẩu gà khá đa dạng, một số phải kể đến như: Xà lách xoong, rau đắng, cải xanh, bắp chuối, rau muống, rau cải, ngải cứu, bông súng, nấm tươi,…
Bên cạnh đó, trong Đông y khuyến cáo bạn không nên ăn thịt gà với rau kinh giới, tỏi, vì kết hợp 2 thực phẩm này có thể gây chóng mặt, ù tai, ngứa ngáy, run rẩy,…
Tham khảo: Cách nấu miến gà ngon
Với một vài nguyên liệu đơn giản và cách làm cũng rất dễ, bạn đã có ngay món lẩu gà chua cay để đãi cả nhà vào những ngày mưa lạnh ẩm ương. Chúc các bạn thành công nhé!